C6: Hội đồng Minh Nghĩa

Hội Đồng Minh Nghĩa có thể thành lập theo nhiều phương thức. Nhưng dù sao, Hội

Đồng Minh Nghĩa bao giờ cũng bắt buộc phải có, vì nó là cơ quan trọng yếu nhất của Đoàn.

Ban đầu, Hội Đồng Minh Nghĩa chỉ lập với tính cách một tòa án để định sự sửa phạt khuyên răn các Đoàn sinh lầm lỗi, và để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động của Đoàn.

Bên cạnh Hội Đồng Minh Nghĩa, các Đoàn Trưởng lại thấy cần phải có Hội Đồng Đoàn, mục đích để quy định những công việc thông thường. Về sau, thấy rằng phân chia làm hai cơ quan như vậy, chẳng ích lợi gì cả. Và hai cơ quan ấy lại cần phải liên lạc mật thiết với nhau. Vỉ thế nên bây giờ đã sát nhập hai Hội Đồng làm một.

Thành phần Hội Đồng Minh Nghĩa gồm có các đội trưởng và đội phó, Đoàn Trưởng và các Phó Đoàn. Hội Đồng cũng có thể chỉ gồm các đội trưởng và một vài đội phó, hoặc một vài Đoàn sinh được đặc biệt tuyển chọn trong các Đội.

Buổi họp Hội Đồng thường do Đoàn Trưởng chủ tọa. Nhưng khi Đoàn Trưởng vắng mặt, một đội trưởng cũng có thể chủ tọa được.

Hai quyền hạn của Hội Đồng Minh Nghĩa là hành chánh và tư pháp. Những buổi hội về hành chánh sẽ mở hàng tuần, mặc dù có lúc chỉ cần họp trong năm phút mà thôi, để thông qua thường vụ. Phải cử ra một em làm thư ký, để lập biên bản.

Sau khi thư ký đọc xong biên bản, mỗi đội trưởng liền báo cáo công việc Đội mình trong tuần lễ vừa qua.

Khi một đội trưởng không thể dự buổi họp này, em phải nhờ đội phó thay em để phúc trình báo cáo. Nếu các dội trưởng đều đã sẵn có Sổ Đội, thì chỉ cần giở Sổ ra xem mà báo cáo.

Hội Đồng Minh Nghĩa vạch chương trình tuần sắp đến: huấn luyện kỹ thuật, tổ chức những cuộc thi, những du ngoạn, những trại hè, những cuộc thăm viếng Đoàn khác.

Đoàn Trưởng nên lợi dụng cơ hội này để nhờ các đội trưởng chuyển cho các đội sinh những chỉ thị của minh.

Chúng tôi hết sức khuyến khích sự thảo luận tự do trong những buổi họp này. Thiết tưởng không còn dịp nào thuận tiện hơn, để Đoàn Trưởng hiểu rõ tính tình và nguyện vọng của Đoàn sinh.

Vài Huynh Trưởng có thể nghĩ rằng : Đoàn mình chỉ có thể họp mỗi tuần có một lần. và như vậy không làm thể nào họp Hội Đồng Minh Nghĩa được.

Nghĩ thế là sai !

Vì rằng, chẳng hạn, mỗi tuần vào chiều thứ ba, họp Đoàn từ 20 giờ đến 21 giờ rưỡi.

Vậy đến 21 giờ 15, các đoàn sinh sẽ giải tán, trừ những em có chân trong Hội Đồng Minh Nghĩa. Nhờ làm thế, mà đoàn sinh lại càng tôn trọng Hội Đồng hơn nữa. 

Hội Đồng Minh Nghĩa còn họp để thưởng phạt.

Trong trường hợp này, thành phần của Hội Đồng có thể khác. Có Đoàn, khi Hội Đồng Minh Nghĩa họp về kỷ luật, thì chỉ gồm một ít hội viên thượng cấp mà thôi: tỉ dụ như Đoàn Trưởng với vài ba đội trưởng được đặc biệt tuyển chọn mà thôi.

Nhưng dù thế nào đi nữa, hễ có một người trong Đoàn bị xét xử, thì các Đoàn sinh cấp dưới bắt buộc phải lui ra.

Hội Đồng chỉ họp khi nào một bị cáo phạm lỗi Hướng Đạo mà thôi. Trong một Đoàn. Hội Đồng này chỉ họp một năm vài lần, các Hội viên tự buộc mình, khi tan họp, không được bàn tán gì nữa về các biếu quyết và về ý kiến các hội viên khác.

Mọi quyết định phải coi như ý kiến của toàn Hội Đồng.

Ích lợi lớn nhất của Hội Đồng Minh Nghĩa là làm tăng thêm tinh thần Đội và để phát triển tổ chức hàng đội tự trị.

Mỗi đội trưởng nên biết mình mang trách nhiệm của đội mình, vì thế, hơn bao giờ hết, em đội trưởng thấy sự quan hệ của mình trong buổi họp này. Không phải em chỉ phúc trình báo cáo công việc Đội em, nhưng còn phải giải thích những lý do bê trễ lầm lỗi của một đội sinh em.

Vỉ dụ. em phải có thể trả lời, nếu khi ai hỏi em tại sao một đội sinh của em mang sao thâm niên H.Đ. khi em nầy chưa được huy hiệu chuyên môn nào.

Hoặc anh Nam, đội sinh của em bị gẫy tay hôm qua đã chữa tại nhà hay bệnh viện, thì ngày nào giờ nào có thể vào thăm được.

Tưởng Đoàn trưởng cũng nên ra một điều luật định rõ ràng những bổn phận và những quyền hạn của Hội Đồng Minh Nghĩa.

Bản luật này nên đọc và được chấp thuận trong buổi họp đầu tiên và phải ghi vào biên bản.

Ví dụ trong bản luật không nên giao quyền cho Hội Đồng được phép đuổi một Hướng Đạo Sinh, trừ trường hợp các đội trưởng đã hiểu rõ mục đích và tinh thần Hướng Đạo.

Hẳn nhiên, Đoàn Trưởng được quyền bãi bỏ mọi sự quyết định của Hội Đồng. Nhưng sự thật anh không bao giờ dùng quyền phủ quyết ấy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

C1: Phương pháp hàng đội

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

C2: Đội trưởng và Đội phó