Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - 1969 PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI Nguyên tác của ROLAND PHILIPPS Bản dịch của Tôn Thất Đông và Nguyễn Quang Quỳnh TỰA Nhiều người (kể cả Huynh Trưởng HĐ) mới thoạt trông chưa hiểu được tất cả những lợi ích của "Phương pháp Hàng Đội". Như các bạn đã rõ, phép hàng đội tức là phân phối đoàn sinh thành từng nhóm thường xuyên, đặt dưới sự điều khiển của một em trong nhóm, làm đội trưởng. Muốn thu hoạch kết quả mỹ mãn, thì phải giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho đội trưởng. Nếu đội trưởng không được giao đầy đủ trách nhiệm, thì kết quả tất phải ít ỏi. Nếu biết dùng đội trưởng, thì Đoàn trưởng sẽ đỡ lo âu, và đỡ tốn thì giờ trông nom những chi tiết vặt vãnh.

C1: Phương pháp hàng đội

"Bao giờ tôi cũng vẫn thiết tha nhắc nhủ các Huynh Trưởng phải dùng phương tiện thành công hay nhất, là Phương Pháp Hàng Đội Tự Trị, nghĩa là lối tổ chức các trẻ thành từng tốp nhỏ, họp nhau thường xuyên, và do một trẻ làm thủ lãnh có trách nhiệm, đi ề u khiển..."

C2: Đội trưởng và Đội phó

Một Đội có 6,7 hay 8 thiếu sinh. Một Đội cần phải là một đơn vị trong công việc, trong trò chơi, trong trật tự, trong buổi trại, vả trong việc thiện hằng ngày. Vì thế, việc quan hệ là phải chọn một thiếu sinh có đủ năng lực làm đội trưởng. Đủ năng lực không có nghĩa là thông thái. Đủ năng lực ở đây, nghĩa là có thể dìu dẫn kẻ khác.

C3: Đội trưởng điều khiển bằng cách nào?

Nếu có Huynh Trưởng nào bảo rằng: "Khi cử các đội trưởng, tôi đã theo đúng cách thức của Baden Powell bày. Nhưng rồi thực sự, các em ấy vẫn không điều khiển được các Đội. Rốt cục, chính tôi lại phải làm tất mọi việc". Thì chúng tôi xin trả lời rằng:  phận sự chính yếu của Huynh Trưởng là phải xét thử những đội trưởng có đủ s ứ c điều khiển Đội của họ hay không. "Biết, tức là làm được" nhất là đối với trẻ em.

C4: Trong trường hợp nào Đội trưởng mới điều khiển?

Thưa : luôn luôn, trong mọi trường hợp ! Đội trưởng là thủ lãnh trong các cuộc chơi, thủ lãnh trong công việc làm. Đâu đâu, mắt em cũng có đặt vào. Thường, em lại dạy bảo và chỉ dẫn cho đội sinh. Được quyền tham dự Hội Đồng Đoàn, chủ tọa buổi họp đội, tổ chức việc sửa soạn  các cuộc thi, làm cho đội trưởng tăng thêm uy quyền.

C5: Những đặc quyền dành cho Đội trưởng

Khi các đội trưởng và đội phó có những đặc quyền hơn các đội sinh thì họ dễ xử dụng uy quyền của họ đối với toàn Đội. B.P. đã nhiều lần đem so sánh địa vị một đội trưởng với địa vị một em làm đầu lớp  trong các trường học ở Anh Quốc. Chính ý sự so sánh này là phải dành cho em đội trưởng nhiều đặc quyền, cần cho uy tín đối với các đội sinh.

C6: Hội đồng Minh Nghĩa

Hội Đồng Minh Nghĩa có thể thành lập theo nhiều phương thức. Nhưng dù sao, Hội Đồng Minh Nghĩa bao giờ cũng bắt buộc phải có, vì nó là cơ quan trọng yếu nhất của Đoàn. Ban đầu, Hội Đồng Minh Nghĩa chỉ lập với tính cách một tòa án để định sự sửa phạt khuyên răn các Đoàn sinh lầm lỗi, và để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động của Đoàn.

C7: Tinh thần Đội

Trong những đoạn trước, chứng tôi đã nói đến cách giúp đội trưởng điều khiển đội  mình. Đội trưởng và Đoàn trưởng còn phải góp sức để kích thích tinh thần Đội. Nói đến tinh thần Đội, tức là nói đến một Hướng đạo sinh, phải tự xem mình như một  phần tử chính yếu của Đội mình. Mỗi đội sinh còn phải quên cá nhân để thực hiện sự hợp nhất và sự toàn thiện của Đội.

C8: Kỷ luật trong Đội

Trước khi nói đến kỷ luật tưởng cần nhắc đến việc huấn luyện của đội. Mỗi đội cần vạch định một chương trình, phải thực hiện có qui củ, và phải theo dõi sự thực hiện đó. Trong các buổi họp Đoàn, cố nhiên Đoàn Trưởng và Phó Đoàn trưởng phải đến trước hay đúng giờ đã định, trừ trường hợp đã giao cho các đội trưởng phụ trách lấy buổi  họp.

C10: HĐS trong đội học những môn thi bậc Hàng Nhì

Trong những buổi họp Đội, chính đội trưởng phải tự lo huấn luyện Đội mình. Tuy vậy, trong một Đoàn mới thành lập, sự huấn luyện những Hướng đạo sinh mới không ở trong phạm vi những buổi họp. Em đội phó sẽ được đội trưởng ủy nhiệm đi đến tận nhà thăm những em Hướng đạo  sinh mới, và dạy các em ấy tất cả những môn thi cấp Tân quân. Có nhiều Đoàn bắt buộc những thiếu sinh mới, trước khi được nhập Đoàn, phải biết  tất cả các môn cấp Tân quân.

C10: Học để lấy huy hiệu chuyên môn

Nhiệm vụ của Huynh Trưởng không những là dạy Hướng Đạo Sinh mà lại còn gây cho họ nhiều dịp để học hỏi. Đối với đội trưởng cũng thế.

C11: Hội đồng Đội

Việc đáng khuyến khích là mỗi Đội cần có một Hội Đồng. Các đội sinh họp dưới sự chủ tọa của đội trưởng. Nhiều Đội có thói quen tốt, là mỗi chiều chủ nhật họp lại để uống nước trà tại nhà một đội sinh, nghĩa là đội mình trong đội 7 người thay phiên nhau mời sáu bạn đến nhà mình. Và Hội Đồng khởi sự trước hoặc sau buổi trà như thế.

C12: Những cuộc thi hàng đội

Một phương sách rất hay để làm phấn chấn tinh thần Đội là tổ chức những cuộc thi  đua thường xuyên giữa các Đội. Khi một cuộc thi đã chấm dứt, phải tổ chức liền một cuộc thi khác tiếp theo. Có nhiều Huynh Trưởng thích tổ chức những kỳ thi hằng 3 tháng hay 6 tháng một, hơn là kỳ thi hằng năm. Nếu thời hạn cuộc thi kéo dài quá, những Đội thua sẽ bị chán nản. Trái lại, nếu cuộc thi cứ tiếp diễn mỗi năm 2 hay 3 lần, các đoàn sinh sẽ chăm lo hơn, vì bị luôn luôn kính thích. Những Đội nào thua cuộc không phải chờ lâu dài, và họ sẽ cố sức mong kỳ thi sau được thắng cuộc.

C13: Cả Đội cùng chơi

Có một vài Huynh Trưởng không quan tâm đến vấn đề trò chơi, có thể cho rằng bàn đến trò chơi là vô ích. Chúng ta ai nấy sẽ bảo Trưởng đó về xem lại trang ?một của sách "Hướng Đạo Cho Trẻ Em" (Scouting for Boys). Nhưng chúng ta cũng sẽ lầm nốt, vì sách đó không có trang 1! Chương 1 của sách đó bắt đầu từ trang 3, và sau đây là 2 câu đầu tiên. "Trong lối giáo dục HĐ phải cố gắng dùng sự tập dượt, những trò chơi và những thi  đua."

C14: Việc Thiện Đội

Có hôm người ta đã hỏi một đội trưởng mang huy hiệu chuyên thợ giày tại sao em ?không chịu nghề này? Em đội trưởng ấy ở Luân Đôn, và em giải thích rằng các H.Đ.S khác của em quá nghèo không thể chịu nổi các cuộc đi dạo ngày chủ nhật. Cha mẹ các em thường từ chối không thể để các em đi bộ, vì sợ các em làm hỏng hềt dép giày. Với mục đích chống lại sự khó khăn trên, em đã học sửa giày dép của các đội sinh nghèo khó của các em.

C15: Các đội thăm nhau

Buổi họp Đội phải có mục đích rõ ràng. Cố nhiên tất cả các đội họp để học hỏi môn Hướng đạo và để nhắc nhau giữ luật H.Đ Nhưng các Đội còn là những nhóm nhỏ có thể thực hiện một công việc gì. Vì thế Cụ B.P. đã khuyên mỗi Đội nên rành về một môn.

C16: Đội ở trại

Trong một trại Hướng Đạo, lều không phải đóng ngay hàng như một trại binh-sĩ. Những lều ấy sẽ rải rác cách xa nhau từ 50 đến 100 thước vây tròn chung quanh lều Đoàn trưởng. Như thế mỗi Đội có thể có một ?sống riêng. Mỗi Đội có một lều và tuy lều đóng xa nhau, nhưng từ lều của Đoàn-trưởng đến lều của đoàn sinh không nên quá xa tầm tiếng gọi. Đội-trưởng được phép có một lều riêng, nhưng phải đóng gần bên lều Đội.

C17: Vài nỗi khó khăn

Đọc xong cả đoạn trước, hẳn sẽ có vài Huynh Trưởng bảo rằng: "phương pháp hàng đội tự trị là một phương pháp hay nhất để tổ chức và điều khiển một Đoàn". Tôi đồng ý như thế, và tôi tin rằng bí quyết thành công của một số nhiều Đoàn Hướng đạo là nhờ sự theo đúng phương pháp này. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt hiện tại của tôi, tôi không thể áp dụng được phương pháp này trong Đoàn của tôí. Huynh-trưởng nầy viện cớ rằng bản tánh của H.Đ.S. của anh quá chậm chạp không kiên nhẫn. Huynh Trưởng khác lại rằng: nhà các H.Đ.S. quá cách biệt, phải tốn nhiều thì giờ mới gặp nhau, những đêm tối mùa đông đi về rất mệt nhọc.

Chương 18; Cách tổ chức Đoàn với phương pháp hàng đội tự trị

Hầu hết những ai có ít nhiều kinh nghiệm về Hướng đạo đều khuyên các Huynh Trưởng lúc mới đầu nên đi chậm. Đừng sợ mới có ít em quá, chưa thể lập Đoàn được, ta chỉ lo rồi sẽ có nhiều quá. Trong những giai đoạn đầu, chúng tôi đã nhắc các Huynh Trưởng, nếu muốn áp dụng có kết quả phương pháp hàng đội tự trị, trước tiên cần phải huấn luyện riêng các đội  trưởng và các đội phó, để các em này hấp thụ được một nền giáo huấn trội hơn các H.Đ.S đặt dưới quyền các em điều khiển. Phương pháp hàng đội phải được áp dụng ngay từ ban đầu.