Chương 18; Cách tổ chức Đoàn với phương pháp hàng đội tự trị

Hầu hết những ai có ít nhiều kinh nghiệm về Hướng đạo đều khuyên các Huynh Trưởng lúc mới đầu nên đi chậm.

Đừng sợ mới có ít em quá, chưa thể lập Đoàn được, ta chỉ lo rồi sẽ có nhiều quá. Trong những giai đoạn đầu, chúng tôi đã nhắc các Huynh Trưởng, nếu muốn áp dụng có kết quả phương pháp hàng đội tự trị, trước tiên cần phải huấn luyện riêng các đội trưởng và các đội phó, để các em này hấp thụ được một nền giáo huấn trội hơn các H.Đ.S đặt dưới quyền các em điều khiển. Phương pháp hàng đội phải được áp dụng ngay từ ban đầu.

Muốn thành lập một Đoàn, anh Đoàn Trưởng tương lai tập hợp các trẻ em lại trong một buổi họp. Anh nhờ một người có tài diễn thuyết để giải thích cho các em mục đích phong trào Hướng-đạo.

Về vấn đề nầy, anh nên nói ngay với anh Ủy viên Đạo hay nhờ một Đoàn-trưởng nào ở gần đó đã có nhiều kinh nghiệm.

Sau đó anh nói thẳng với các em ý anh muốn thành lập một Đoàn trong 3 hay 4 tháng nữa, nhưng mà ngay chiều hôm ấy, anh biết tên những em muốn gia nhập.

Chọn độ 10 hay 12 em hăng hái nhất, và lập tức anh bắt đầu huấn luyện.

Sau 15 ngày, có lẽ rồi chỉ còn lại 8 em. Anh cho các em nầy thi bậc Tân quân và cho tuyên lời hứa Hướng Đạo xong, các em này được mặc y phục.

Trong những tháng tiếp theo, Đoàn Trưởng dạy cho các em môn bậc Hạng Nhì.

Thời kỳ cần để trở nên Hướng Đạo hạng nhì, tùy theo tuổi tác, tính tình, và hoàn cảnh của các em. Nếu chăm vào, thì độ 4 hay 5 tháng là đủ.

Khi các em được bậc Hạng Nhì, anh Huynh Trưởng cử các em làm đội-trưởng và đội phó.

Nếu tất cả đều xứng đáng, anh cử 4 đội trưởng và 4 đội phó, hoặc 3 đội trưởng 3 đội phó, 2 em còn lại sẽ là đội sinh.

Chính lúc này anh mới gọi các em đã ghi tên từ trước. Anh có thể tập họp tất cả lần thứ hai để lập thành Đoàn.

Nếu anh đã cử 3 đội trưởng và 3 đội phó, thì anh nên nhận nhiều lắm là 13 để làm thành 3 đội, mỗi đội 7 em. Năm đầu chỉ nên lấy chừng ấy. Nhưng có nhiều trường hợp, nhất là ở thành phố, khó mà không lấy nhiều hơn.

Rồi anh sẽ nhận thấy nguồn cảm hứng của các em đến họp lần đầu đã giảm sau 3,4 tháng chờ đợi. Tuy để khêu gợi nguồn cảm hứng lên lại nhưng nếu ta không cần để ý đến điều nhận xét ấy thì kinh nghiệm cho chúng ta thấy khi một trẻ em phải đợi 2, 3 tháng để được vào Hướng đạo thì kết quả về sau sẽ chắc chắn hơn những em được nhận ngay sau khi xin nhập Đoàn. 

Có lắm trường hợp, nhiều Huynh trưởng quá gấp tìm nhiều lý lẽ cho nhập Đoàn quá nhiều trẻ khi mới bắt đầu thành lập.

Chúng tôi xin khuyên các anh hãy đi chầm chậm. Chúng tôi cũng nhắc anh Đoàn trưởng nhớ rằng: cần phải cho đội trưởng và đội phó được dễ dàng điều khiển Đội.

Không khi nào các đội trưởng và đội phó được nhận chức trước khi là Tân quân. Cũng có thể bắt buộc các em ấy phải là H.Đ. hạng nhì, nhất là đối với các đội trưởng và đội phó ở thôn quê.

Trước khi một đội trưởng được chính thức cử lên, Đoàn trưởng phải giải thích cho các em hiểu rõ những gì mà Đoàn, mà gia đình Hướng đạo đang chờ đợi nơi em.

Nếu em không muốn thi hành nhiệm vụ ấy, mà cử một đội trưởng cho có lệ, thì là một sự sai lầm lớn lao.

Đặc điểm của phương pháp mà chúng tôi đề nghị để lập một Đoàn là: bao giờ cũng phải làm cho em Đội trưởng được trội hơn các em khác, về kỹ thuật cũng như về thực hành Hướng đạo.

Chúng tôi xin phép kết thúc tập sách nhỏ này, cũng như khi mới bước vào đề, với một câu của Baden Powell trong cuốn "Hướng-đạo cho trẻ em" (Scouting for Boys), khi xuất bản lần thứ I:

"Tôi vẫn luôn luôn thiết tha nhắn nhủ các Huynh Trưởng phải dùng phương pháp hàng đội tự trị, là lối tổ chức thành từng nhóm trẻ họp nhau thường xuyên và do một trẻ làm thủ lãnh, có trách nhiệm, điều khiển".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

C1: Phương pháp hàng đội

C6: Hội đồng Minh Nghĩa