C7: Tinh thần Đội

Trong những đoạn trước, chứng tôi đã nói đến cách giúp đội trưởng điều khiển đội mình.

Đội trưởng và Đoàn trưởng còn phải góp sức để kích thích tinh thần Đội.

Nói đến tinh thần Đội, tức là nói đến một Hướng đạo sinh, phải tự xem mình như một phần tử chính yếu của Đội mình. Mỗi đội sinh còn phải quên cá nhân để thực hiện sự hợp nhất và sự toàn thiện của Đội.

Khi một thiếu sinh gia nhập vào gia đình Hướng đạo, thì khi tuyên lời hứa em được đội trưởng của em giới thiệu với anh Đoàn Trưởng.

Ngày nào em chưa tuyên lời hứa, em chưa thuộc hẳn về Đội nào. Đội chỉ gồm những Hướng Đạo Sinh chính thức, và kể từ khi em tuyên lời hứa em mới trở nên đội sinh thật sự của Đội em.

Sau lễ nhận vào gia đình Hướng đạo, như đã chỉ rõ trong cuốn "Hướng Đạo cho trẻ em" (Scouting for Boys) em Hướng đạo sinh mới cùng với đội trưởng của em trở về Đội. Bây giờ em Hướng đạo sinh, không phải là một cậu bé như bao nhiêu cậu bé khác. Em là một Voi. một Nai, hay một Chim Câu, (nghĩa là em, một phần tử trong đội Nai, hay đội Voi, v.v...)

Em phải biết phong tục của con thú nầy. Rồi đây em sẽ học tiếng kêu của Đội. Người ta phải nghe và nhận được tiếng kêu của em dầu ở cách xa 50 thước trong rừng.

Khuyên em nên thường dùng đến tiếng kêu của Đội em. Baden-Powell đã nói: "Không một H.Đ.S nào được bắt chước tiếng kêu của một Đội khác". Con chim én phải hiên ngang, vì mình là chim én.

Điều ngăn cấm ấy cốt dạy ta trung thành, chân thật. Chó Sói mà muốn cho người ta tưởng mình là chiên tức là dối trá.

Hướng đạo sinh lấy danh dự mình để bảo đảm sự tin của kẻ khác, dù em là một "Con chồn".

Khi một H.Đ.S. đã biết dùng tiếng kêu của Đội, em lại phải học biết phong tục của con thú biểu hiệu của đội em. Em cũng tập ký tên với hình vẽ của con vật tượng trưng ấy.

Đó là phương pháp phát biểu tinh thần Đội. Trong H.Đ. không có một việc dù bé nhỏ đến đâu mà được coi thường.

Cụ B.P. còn khuyên một Đội nên có một khẩu hiệu do các đội sinh tự chọn lấy. Ví dụ: khẩu hiệu đội Gà rừng là "Can đảm" , khẩu hiệu đội Phượng Hoàng là "Tiến luôn", v.v 

Một phương pháp khác để giúp các Đội làm tăng thêm giá trị. là dành cho mỗi Đội một góc đoàn quán. 

Nếu đoàn quán to lớn, mỗi Đội được một phòng thì quí hóa. Nhưng nếu đoàn quán chỉ là một phòng thì nên để dành cho mỗi đội một góc riêng.

Khi một em đội "Én" đến họp, trước tiên em ấy phải đến "tổ én". Trong đoàn quán cũng sẽ có "hang chồn", "hầm gấu", v..v...

Nếu đoàn quán là của riêng trong Đoàn, thì mỗi Đội được tự do tô điểm góc đội mình, đầu tiên, các em sắp những cái móc mũ, dựng gậy.

Không ai có thể bảo rằng: "Đoàn quán nhỏ quá không thể dành riêng cho mỗi Đội một góc được". Như thế, tức là đoàn quán không thích hợp với Đoàn.

Đoàn Trưởng có thể tránh những sự bất tiện này bằng cách hạn định số H.Đ.S. sao cho phù hợp với diện tích đoàn quán.

Hơn nữa, không cần phải bắt tất cả các Đội phải họp vào cùng một buổi chiều. Các

Đội của Đoàn họp vào những buổi chiều khác nhau.

Và cả Đoàn họp chung vào ngày chủ nhật.

Nếu là Đoàn công giáo thì Đoàn họp vào buổi sáng chủ nhật để dự lễ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

C1: Phương pháp hàng đội

C6: Hội đồng Minh Nghĩa