C4: Trong trường hợp nào Đội trưởng mới điều khiển?

Thưa : luôn luôn, trong mọi trường hợp !

Đội trưởng là thủ lãnh trong các cuộc chơi, thủ lãnh trong công việc làm. Đâu đâu, mắt em cũng có đặt vào. Thường, em lại dạy bảo và chỉ dẫn cho đội sinh.

Được quyền tham dự Hội Đồng Đoàn, chủ tọa buổi họp đội, tổ chức việc sửa soạn các cuộc thi, làm cho đội trưởng tăng thêm uy quyền.

Ngoài ra, em đội trưởng cần có một quyển sổ Đội.

Quyển sổ này em đội trưởng nên mang luôn theo mình.

Em nên ghi các Hướng Đạo Sinh có mặt các buổi họp.

Em để dành cho mỗi Hướng đạo sinh của em một trang trong sổ để ghi rõ những thành tích và đặc điểm của từng em.

Đội trưởng có nhiều phương tiện khác để làm tăng uy tín mình.

Một trong những phương tiện ấy là sự hiểu rõ mỗi đội sinh mình cả những cử chỉ, tư cách ngoài buổi họp và em cũng cần biết thân thế và tánh tình của cha mẹ mỗi em trong Đội.

Em đội trưởng còn có thể làm tăng thêm uy tín bằng cách lo cho trình độ hiểu biết năng lực, trí sáng kiến và tư tưởng của mình mỗi ngày càng tiến triển. Và như thế, có lợi nhiều cho đội sinh.

Ví dụ : Một đội trưởng ở thành phố lớn, nếu được, nên dẫn đội mình đến vườn bách thảo và chỉ cho xem con vật danh hiệu của Đội rồi cùng nhau học tiếng kêu của con thú ấy.

Ở thôn quê, khi được tin của một con đường bị ngập, đội trưởng có thể huy động toàn Đội, một buổi chiều nào, để cùng nhau dọn những khúc hầm làm ói nước.

Hoặc giả, trong buổi họp hàng tuần, đội trưởng đọc một mục trong tạp chí H.Đ., chọn bài nói chuyện của Huynh Trưởng và góp thêm ý kiến của mình.

VÀI LỜI NHẮN NHỦ CÁC ĐỘI TRƯỞ NG

Em có phận sự điều khiển người ta, vậy em sẽ làm cách nào ?

Phải chăng em sẽ gào thét với đội sinh như là :

"Đây nè ! Các chú phải làm việc nào ! Nhanh lên ! Phải làm cho hẳn hoi đấy !"

Không phải thế em ạ ! Em sẽ nói như thế này :

"Anh em chúng ta có việc này phải làm ! Các bạn theo tôi! Chúng ta cần làm nhanh chóng và cẩn thận..."

Thế rồi, tự bắt tay vào việc, trước ai cả 

Em chẳng cần la to mệnh lệnh của em, hay là đứng không mà nhìn người khác làm việc. Em sẽ giảng giải công việc phải làm, và trong khi em coi sóc công việc, em cũng phải nhúng tay vào giúp sức nữa.

Em đã hiểu tính tình của mỗi đội sinh, và biết phải dùng từng lời lẽ để khuyến khích mỗi đội sinh, cho họ hăng hái chu toàn công việc. Thế mới là khôn khéo, và đội trưởng tất phải khôn khéo mới được.

Cần nhất là phải kiên nhẫn. Đây mới là bước đầu trong đời sống xã hội của em. Rồi dần dà, với thời gian, em sẽ tập được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho em.

Nếu em là một đội trưởng giỏi, thì chắc hẳn em đã có thói thứ tự ngăn nắp. Vì nếu em phí thì giờ để tìm kiếm đồ đạc, thì rất có thể sẽ mất hẳn vẻ mặt vui tươi...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

C1: Phương pháp hàng đội

C6: Hội đồng Minh Nghĩa