C2: Đội trưởng và Đội phó

Một Đội có 6,7 hay 8 thiếu sinh.

Một Đội cần phải là một đơn vị trong công việc, trong trò chơi, trong trật tự, trong buổi trại, vả trong việc thiện hằng ngày. Vì thế, việc quan hệ là phải chọn một thiếu sinh có đủ năng lực làm đội trưởng.

Đủ năng lực không có nghĩa là thông thái.

Đủ năng lực ở đây, nghĩa là có thể dìu dẫn kẻ khác.

Những đức tính cần để điều khiển một phần là sẵn có, một phần lại nhờ giáo dục mà thâu tập được.

Những đức tính sẵn có rất quan trọng. Vì rằng một trẻ em dù tánh tình tốt đến đâu, nếu không có sẵn một phần đức tính thiên nhiên, sức mạnh của làn điện con người để thu hút chúng bạn vào những trò chơi thì đừng hy vọng làm tròn nhiệm vụ thủ lãnh.

Những đức tính đã thâu thập được có thể phát triển nhanh chóng nhờ sự huấn luyện trong Đoàn HĐ, theo phương pháp hàng đội tự trị. Một điều cần chú ý là không nên chọn một trẻ quá nhỏ làm chức đội trưởng. Cố nhiên, một trẻ 12 tuổi cũng có thể chu toàn nhiệm vụ đội trưởng như một em 16. Nhưng trừ vài trường hợp đặc biệt, một em còn nhỏ, khó điều khiển   những chúng bạn lớn tuổi hơn. Vì những trẻ nhiều tuổi thường không tuân phục một em nhỏ tuổi hơn mình.

Trái lại, một đứa trẻ lớn, dù ngu ngốc vẫn được chúng bạn tuân phục nghe theo. Về phương diện này, rõ ràng bắp thịt có ảnh hưởng hơn trí óc. Trí khôn không làm sao cho trẻ em thích lắm, chính bắp thịt mới làm cho chúng kính nể.

Dù sao, nếu chúng ta nhận thấy một em bé đã có sẵn, hoặc rồi sẽ có những đức tính thiên nhiên cần thiết thì cũng không thể để một mình em ấy điều khiển một Đội được, vì công việc quá quan trọng và nặng nề. Em ấy cần phải có một đội phó (1) giúp sức, và bắt buộc phải có một đội phó giúp đội trưởng.

Đội phó do đội trưởng chọn để giúp mình và thay mình điểu khiển Đội khi mình vắng mặt.

Muốn cho công việc trong đội được tiến triển điều hòa, đội trưởng và đội phó cần phải hợp tác chặt chẽ.

Những Huynh Trưởng muốn tự ý chọn các đội phó mà không bàn hỏi ý kiến các đội trưởng tức là đã phạm một điểu lẫm lỗi đầu tiên và về sau khó sửa lại được.

Hẳn nhiên, khi lựa chọn một đội phó, Đoàn Trưởng cần thảo luận với đội trưởng.

Nhưng khi em đội trưởng không chịu theo ý kiến mình, thì Đoàn Trưởng không nên dùng quyền trên mà cưỡng ép đội trưởng chịu nhận người đội phó trái ý muốn em.

Baden Powell khuyên nên hoàn toàn ủy thác nơi em đội trưởng việc chọn lựa người đội phó.
-------------------------------------
(1) Còn có thể gọi là "PHÓ ĐỘI" thay vì "ĐỘI PHÓ", gọi cách nào cũng được

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

C1: Phương pháp hàng đội

C6: Hội đồng Minh Nghĩa