Bài đăng

PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - 1969 PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI Nguyên tác của ROLAND PHILIPPS Bản dịch của Tôn Thất Đông và Nguyễn Quang Quỳnh TỰA Nhiều người (kể cả Huynh Trưởng HĐ) mới thoạt trông chưa hiểu được tất cả những lợi ích của "Phương pháp Hàng Đội". Như các bạn đã rõ, phép hàng đội tức là phân phối đoàn sinh thành từng nhóm thường xuyên, đặt dưới sự điều khiển của một em trong nhóm, làm đội trưởng. Muốn thu hoạch kết quả mỹ mãn, thì phải giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho đội trưởng. Nếu đội trưởng không được giao đầy đủ trách nhiệm, thì kết quả tất phải ít ỏi. Nếu biết dùng đội trưởng, thì Đoàn trưởng sẽ đỡ lo âu, và đỡ tốn thì giờ trông nom những chi tiết vặt vãnh.

C1: Phương pháp hàng đội

"Bao giờ tôi cũng vẫn thiết tha nhắc nhủ các Huynh Trưởng phải dùng phương tiện thành công hay nhất, là Phương Pháp Hàng Đội Tự Trị, nghĩa là lối tổ chức các trẻ thành từng tốp nhỏ, họp nhau thường xuyên, và do một trẻ làm thủ lãnh có trách nhiệm, đi ề u khiển..."

C2: Đội trưởng và Đội phó

Một Đội có 6,7 hay 8 thiếu sinh. Một Đội cần phải là một đơn vị trong công việc, trong trò chơi, trong trật tự, trong buổi trại, vả trong việc thiện hằng ngày. Vì thế, việc quan hệ là phải chọn một thiếu sinh có đủ năng lực làm đội trưởng. Đủ năng lực không có nghĩa là thông thái. Đủ năng lực ở đây, nghĩa là có thể dìu dẫn kẻ khác.

C3: Đội trưởng điều khiển bằng cách nào?

Nếu có Huynh Trưởng nào bảo rằng: "Khi cử các đội trưởng, tôi đã theo đúng cách thức của Baden Powell bày. Nhưng rồi thực sự, các em ấy vẫn không điều khiển được các Đội. Rốt cục, chính tôi lại phải làm tất mọi việc". Thì chúng tôi xin trả lời rằng:  phận sự chính yếu của Huynh Trưởng là phải xét thử những đội trưởng có đủ s ứ c điều khiển Đội của họ hay không. "Biết, tức là làm được" nhất là đối với trẻ em.

C4: Trong trường hợp nào Đội trưởng mới điều khiển?

Thưa : luôn luôn, trong mọi trường hợp ! Đội trưởng là thủ lãnh trong các cuộc chơi, thủ lãnh trong công việc làm. Đâu đâu, mắt em cũng có đặt vào. Thường, em lại dạy bảo và chỉ dẫn cho đội sinh. Được quyền tham dự Hội Đồng Đoàn, chủ tọa buổi họp đội, tổ chức việc sửa soạn  các cuộc thi, làm cho đội trưởng tăng thêm uy quyền.

C5: Những đặc quyền dành cho Đội trưởng

Khi các đội trưởng và đội phó có những đặc quyền hơn các đội sinh thì họ dễ xử dụng uy quyền của họ đối với toàn Đội. B.P. đã nhiều lần đem so sánh địa vị một đội trưởng với địa vị một em làm đầu lớp  trong các trường học ở Anh Quốc. Chính ý sự so sánh này là phải dành cho em đội trưởng nhiều đặc quyền, cần cho uy tín đối với các đội sinh.

C6: Hội đồng Minh Nghĩa

Hội Đồng Minh Nghĩa có thể thành lập theo nhiều phương thức. Nhưng dù sao, Hội Đồng Minh Nghĩa bao giờ cũng bắt buộc phải có, vì nó là cơ quan trọng yếu nhất của Đoàn. Ban đầu, Hội Đồng Minh Nghĩa chỉ lập với tính cách một tòa án để định sự sửa phạt khuyên răn các Đoàn sinh lầm lỗi, và để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động của Đoàn.